Danh mục: Tin Tức

Các phái đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc và Mỹ, với quy mô lớn nhất từ trước tới nay, đã lần lượt “đổ bộ” vào Việt Nam để tìm địa bàn chiến lược.

Loạt “đại bàng” FDI tới Việt Nam tìm địa bàn chiến lược

Việt Nam đang trở thành điểm đến đầy hứa hẹn đối với các doanh nghiệp lớn. Mới đây, 205 doanh nghiệp Hàn Quốc đã tháp tùng Tổng thống Yoon Suk-yeol sang Việt Nam trong chuyến công du 3 ngày.

Theo tờ Pulse News (Hàn Quốc), ông Yoon Suk-yeol đã đi cùng với phái đoàn doanh nghiệp lớn nhất từ trước tới nay, điều đó cho thấy Hàn Quốc rất coi trọng việc củng cố các mối quan hệ kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ và cơ sở hạ tầng.

Lãnh đạo của các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc đã có mặt trong chuyến đi này, bao gồm Chủ tịch điều hành Công ty Điện tử Samsung Jay Y. Lee, Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won, Chủ tịch Tập đoàn Hyundai Motor Euisun Chung, Chủ tịch Tập đoàn LG Koo Kwang-mo, Chủ tịch Tập đoàn Lotte Shin Dong-bin, và Phó Chủ tịch Tập đoàn Hanwha Kim Dong-kwan.

Pulse News cho hay, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là đối tác ASEAN quan trọng của Hàn Quốc. Cả hai quốc gia đều đang đặt mục tiêu đạt kim ngạch thương mại lên tới 150 tỷ USD vào năm 2030.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, được tổ chức vào chiều 23/6, một thông tin quan trọng đã được ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chia sẻ, đó là các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam trong thời gian tới.

Trước đó, vào tháng 3 năm nay, đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đây cũng là phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất tới Việt Nam từ trước đến nay. với những cái tên rất đáng chú ý như tập đoàn công nghiệp quân sự Lockheed Martin, Boeing, SpaceX, Apple, Amazon, Meta, Netflix…

Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN Ted Osius cho biết, các doanh nghiệp Mỹ coi Việt Nam là thị trường chiến lược với cam kết đầu tư dài hạn. Những doanh nghiệp tham gia chuyến đi đã đề xuất ý tưởng mới, cơ hội mới về đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp sáng tạo, du lịch, ô tô, hàng không, kinh tế số, trang thiết bị y tế, năng lượng, ngân hàng…

Vì sao Việt Nam trở thành ‘thỏi nam châm’ hút FDI?

Theo báo cáo đầu tư 2021 của Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển, Việt Nam đã lần đầu tiên lọt top 20 nước thu hút nhiều FDI nhất thế giới vào năm 2020, với tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tới 16 tỷ USD ở thời điểm đó.

Bước sang năm 2023, bất chấp các biến động của thế giới, tổng FDI đăng ký trong 4 tháng đầu năm của Việt Nam vẫn đạt gần 8,9 tỷ USD. Ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường Việt Nam.

Lý giải về sức hút của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, hãng tin Sputnik (Nga) cho rằng, Việt Nam đã có mức tăng trưởng cao dù phải ứng phó với dịch bệnh và tình hình thế giới bất ổn. Ngành sản xuất ở Việt Nam tiếp tục được mở rộng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, tạo đà cho các doanh nghiệp lớn dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Ngoài ra, với hơn 10 Hiệp định Thương mại tự do quốc tế đã được ký kết, bao gồm cả với Liên minh Châu Âu (EU) và Vương quốc Anh, Chính phủ Việt Nam là một đối tác quan trọng trong cộng đồng thế giới. Khi chuyển sang Việt Nam, các công ty không chỉ được hưởng lợi từ việc tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ, mà còn sang các thị trường khác.

Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng được cải thiện cũng là những yếu tố góp phần vào sự thu hút đầu tư của Việt Nam. Bên cạnh đó, lao động của Việt Nam tương đối rẻ và người lao động Việt Nam có kỷ luật và năng lực tốt.

Dự báo tăng trưởng vượt xa mức trung bình của thế giới

Phát biểu khai mạc Hội nghị Đầu tư ASEAN do Maybank tổ chức tại Singapore, ông Khairussaleh Ramli, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Tập đoàn Maybank khẳng định, kinh tế Việt Nam nằm trong nhóm được dự đoán tăng trưởng nhanh trong ASEAN , đồng thời vượt xa mức tăng GDP toàn cầu dự kiến chỉ ở mức 2%.

Trong khi đó, vào tháng 4 vừa qua, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2023 và ở mức tương tự trong năm 2024 nhờ động lực chính là đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu top 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

Giới chuyên gia nhận định, để tạo ra sự khác biệt và tiếp tục giữ chân các doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam cần tạo được môi trường kinh doanh phù hợp với yêu cầu của các tập đoàn, nhất là các tập đoàn lớn có thể đầu tư lâu dài.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tăng cường cơ sở hạ tầng, cải cách thể chế, thủ tục hành chính để cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các nước trong khu vực trong việc mang lại lợi ích cho nhà đầu tư.

Nhìn chung, giá cao su trên thị trường châu Á trong quý I/2023 có xu hướng giảm do kinh tế thế giới bất ổn. Song, vào nửa cuối tháng 4/2023, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt tại châu Á có xu hướng phục hồi nhẹ do lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange Nhật Bản (OSE), giá cao su kỳ hạn có nhiều biến động. Theo đó, giá cao su tăng lên mức cao nhất tháng là 208 yen/kg vào ngày 19/4, sau đó giảm trở lại, nhưng so với cuối tháng trước giá vẫn tăng nhẹ. Ghi nhận vào ngày 28/4, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn gần ở mức 206,1 yen/kg (tương đương 1,52 USD/kg), tăng 0,5% so với cuối tháng 3/2023, nhưng vẫn giảm 16,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tương tự, giá cao su tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) cũng có nhiều biến động khi tăng lên mức cao nhất tháng là 11.880 nhân dân tệ/tấn vào ngày 20/4, sau đó giảm trở lại. Giá cao su RSS3 giao kỳ hạn ngày 28/4 được ghi nhận gần ở mức 11.625 nhân dân tệ/tấn (tương đương 1,71 USD/kg), giảm 1,9% so với cuối tháng 3/2023 và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái.   Song song đó, tại Thái Lan, giá cao su tăng nhẹ so với cuối tháng trước. Khảo sát vào ngày 28/4 cho thấy, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 53,29 baht/kg (tương đương 1,56 USD/kg), tăng 0,9% so với cuối tháng 3/2023, nhưng vẫn giảm 21,3% so với cùng kỳ năm 2022, theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê quý I, tổng sản phẩm trong nước ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức thấp hơn chỉ tiêu được Quốc hội giao (6,5%) và là mức tăng gần như thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua trừ giai đoạn quý I/2020 khi dịch bệnh bùng phát. Báo cáo công bố mới đây của Payoo nhận xét, không đợi đến quý I năm nay, dấu hiệu của một nền kinh tế khó khăn đã bắt đầu từ quý IV/2022. Trong kế hoạch năm 2023, nhiều lãnh đạo đã phải viết lại chiến lược, chuyển từ chế độ “tấn công” sang “phòng thủ”. Các biện pháp sa thải nhân sự, cắt giảm chi phí cho những hoạt động tiêu tốn nhiều nguồn lực như R&D (nghiên cứu và phát triển), tạm ngưng mở mới điểm bán hay thậm chí cắt lỗ để tồn tại là những hành động quyết liệt để “bật chế độ an toàn” đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Những dấu hiệu xấu đi của nền kinh tế đang khiến cả xã hội “thu mình” lại và cẩn trọng trước mọi biến động của thị trường. Nhưng theo Payoo, nhìn một cách tích cực, sau một thời gian dài tăng trưởng nóng, chu kỳ điều chỉnh hiện tại là cần thiết để nền kinh tế trở về trạng thái cân bằng để phát triển bền vững hơn. Có thể nhìn thấy rõ nhất sự khác biệt của khó khăn kinh tế ở hiện tại với những lần suy thoái trong quá khứ. Nhờ sự chuẩn bị, đón đầu của tất cả các bên: Chính phủ – Doanh nghiệp – Người dân, những thách thức kinh tế hiện tại có thể không đáng lo ngại, thậm chí mang lại nhiều ý nghĩa tích cực. Tại Việt Nam, nhận định được những thách thức của nền kinh tế, Chính phủ cũng phản ứng nhanh khi tích cực thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua việc giảm lãi suất điều hành. Những việc làm trên đã tạo tâm lý tích cực cho người dân, hỗ trợ người lao động có việc làm và tháo gỡ khó khăn cho thị trường vốn, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Về phía doanh nghiệp, sau nhiều “cú bồi” từ đại dịch đến đứt gãy chuỗi cung ứng, sau những lần tăng nóng về nhân sự của các doanh nghiệp hoạt động trực tuyến, họ đã có những bài học giá trị để quy hoạch lại nhằm thích ứng với những biến động thị trường. Đặc biệt, chuyển đổi số là điều đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội và “chất” của doanh nghiệp. Bằng việc áp dụng các công cụ quản trị tổng thể từ các giải pháp số hoá toàn bộ quy trình điều hành nhân sự, quản lý kho bãi, bán hàng, marketing, hậu mãi, tài chính… các doanh nghiệp đã giảm tải phần lớn các tác vụ đơn giản, tối ưu hiệu quả công việc và phát triển nhanh gấp nhiều lần so với trước kia. Đơn cử là trường hợp của một doanh nghiệp “truyền thống” với tuổi đời nửa thế kỷ: Traphaco. Là doanh nghiệp Đông dược số 1 tại Việt Nam, Traphaco đã xây dựng và thực thi chiến lược mới, bước chân sang mảng ngoài Đông dược với sự hỗ trợ của đối tác Hàn Quốc. Cùng với định hướng mới, Traphaco chuyển đổi số để giữ vững vị thế, nâng cao hiệu quả hoạt động. Cụ thể, Traphaco đã áp dụng công nghệ quản lý hiện đại như nâng cấp hệ thống DMS hỗ trợ tốt việc quản trị và vận hành tái cấu trúc khối kinh doanh ngay từ giai đoạn đầu; triển khai báo cáo thông minh BI, triển khai các hệ thống ERP, DMS… Đặc biệt, ngay từ giai đoạn 2013-2014, Traphaco đã có những bước đi đầu tiên trong việc Cá nhân hóa khách hàng, ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh và chăm sóc khách hàng nhà thuốc, người tiêu dùng của mình. Nhờ triển khai hệ thống DMS để quản trị hệ thống phân phối từ công ty đến chi nhánh/nhà phân phối và khách hàng, dữ liệu mua hàng của từng nhà thuốc được lưu trữ và cập nhật theo ngày, từ đó các gam hàng thường lấy và khả năng tài chính của nhà thuốc được thể hiện, giúp Trình dược viên nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của nhà thuốc để tư vấn sản phẩm. Công cụ này phát huy vai trò quan trọng trong quá trình thay đổi hệ thống bán hàng với mục tiêu đảm bảo chính xác lợi nhuận của nhà thuốc; các mức chiết khấu, khuyến mại theo chương trình bán hàng đều được cài đặt, tính toán, và thông báo ngay cho Trình dược viên và khách hàng nhà thuốc. Bên cạnh đó, để giúp ban lãnh đạo công ty có góc nhìn trực quan nhanh chóng về hệ thống kinh doanh, Traphaco đã triển khai báo cáo thông minh BI trên nền tảng dữ liệu tích hợp DMS. Dashboard báo cáo BI trực quan và cung cấp nhiều dữ liệu có liên quan sẽ giúp nhà quản trị đánh giá khả năng tài chính, phân loại nhằm đưa ra cảnh báo cũng như tiềm năng của từng khách hàng, từ đó có những chính sách phù hợp từng đối tượng. “Chuyển đổi số đã giúp Traphaco “bịt các lỗ hổng”, tối ưu tài nguyên trong thời gian qua. Đó tiếp tục là “vũ khí” để Traphaco nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai” – Lãnh đạo công ty cho biết. Trở lại với báo cáo của Payoo, đơn vị này vẫn chọn góc nhìn lạc quan về tăng trưởng kinh tế tích cực trong trung và dài hạn: “Chúng tôi đánh giá những giai đoạn thách thức này giúp tạo ra một thế hệ doanh nghiệp và người lao động có sức chống chịu tốt hơn để vượt qua khó khăn, hướng đến sự tăng trưởng bền vững”.

Mùa cao su thay lá

Với các bạn trẻ, khung cảnh mùa thu với là vàng đã trở nên quá đỗi quen thuộc trên phim ảnh hay các hình ảnh truyền thông về đất nước Hàn Quốc. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng mong muốn một lần được đặt chân đến đất nước xinh đẹp này, để tận mắt chứng kiến và cảm nhận. Nhưng có lẽ giờ không phải đi đâu xa, bởi ngay tại Việt Nam, chúng ta cũng có những cảnh đẹp lãng mạn như vậy. Đó là rừng cao su vào mùa thay lá chuyển từ màu xanh sang màu vàng cam. Các lá trên cây, các lá rơi xuống mặt đất, tất cả như biến đất trời trở nên thơ mộng, dịu dàng và thoáng buồn đến lạ.    

Tình hình chung cao su năm 2019

Thị trường cao su thiên nhiên cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Giống như tất cả các hàng hóa trên thị trường châu Á, cao su thiên nhiên có xu hướng đi ngược với đồng USD. Khi USD mạnh lên thì giá cao su thiên nhiên trường giảm.   Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến sẽ tăng tỷ lệ lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm 2019, như vậy USD chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. Điều này bất lợi cho giá cao su. Ngoài ra, triển vọng kinh tế toàn cầu và những biến động dự kiến trên thị trường dầu thô cũng sẽ cản trở giá cao su thiên nhiên hồi phục. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ngày 11/12/2018 trong báo cáo mang tên Triển vọng Năng lượng đã dự báo giá dầu Brent trung bình năm 2019 sẽ ở mức 61 USD/thùng, tức là thấp hơn mức trung bình 71,40 USD của năm 2018. Thị trường cao su thiên nhiên thường bám sát xu hướng của thị trường dầu thô. Trong ngắn hạn, xu hướng tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi, các yếu tố cơ bản (cung – cầu), yếu tố tỷ giá và triển vọng dầu thô cho thấy rất ít khả năng giá cao su thiên nhiên sẽ tăng trở lại trong năm 2019. Giá cao su Tokyo đóng cửa phiên vừa qua tăng nhẹ, sau khi vọt lên gần mức cao nhất trong 7 tháng, được hỗ trợ bởi hy vọng các cuộc đàm phán Mỹ – Trung có thể giải quyết cuộc chiến thương mại và do một số lo lắng rằng cơn bão đổ bộ vào Thái Lan trong tuần trước có thể ảnh hưởng tới sản lượng cao su. Cơn bão nhiệt đới đầu tiên trong 3 thập kỷ quét qua Thái Lan quật ngã cây cối và thổi bay mái nhà trên đường đi. Hợp đồng cao su giao tháng 6/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) đóng cửa tăng 0,3 JPY lên 177,3 JPY/kg. Giá cao su TOCOM, xác định giá cao su cho thị trường Đông Nam Á, đã chạm mức cao nhất kể từ ngày 13/6/2018 tại 186,4 JPY trong đầu phiên giao dịch. Tuy nhiên, mức giá này không kéo dài sau khi giá kỳ hạn Thượng Hải bị áp lực giảm. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa giảm 55 CNY xuống 11.675 CNY/tấn.   Tổng hợp – Hà – MRG

Natural rubber in Northwest of Viet Nam

Mentioned Rubber tree, you think that it is planted in the Middle and South of Viet Nam with good climate for growing up. North west has border between Lao and China, located in mountain areas and harsh weather, which lead to have many difficulties for local people living there. In recently, the weather changes with global warmer, it appear heavy iced-rain, flooded, landslide, frost,… After researching, rubber tree can be planted there and it brings value on economy, the local authorities under leading of the government decided to plant this kind of tree. The first rubber tree was planted in Son La province and the first factory which produce rubber products was built.    

Image: The machine in the factory in Son La

In addition, the local people rear bee to take honey and pollen which are natural agricultural products good for the health. Natural rubber forest brings a better life for the local people.

Ha zy -MRG

Cây xóa nghèo cho đồng bào vùng Tây Bắc

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới vớiLào và Trung Quốc. Do điều kiện tự nhiên và địa lý, phần lớn các tỉnh có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao so với các vùng khác trong cả nước (31,2%).Bên cạnh đó, đất đai và các tài nguyên khác đang bị suy thoái. Đặc biệt, trong những năm gần đây khu vực này chịu nhiều tác động bất lợi do thời tiết cực đoan như mưa lũ, khô hạn, sương muối (.) Từ những khó khăn đó, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp, ngành và địa phương, cây cao su đã được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi thuộc vùng Tây Bắc và đã đem lại hiệu quả kinh tế cho địa phương nói riêng và cho cả nước nói chung. Sơn La là một trong những tỉnh đi đầu trong việc ủng hộ phát triển cây cao su ở khu vực Tây Bắc và nhà máy chế biến cao su đã được xây dựng ngay tại vườn mủ thu hoạch với chuỗi dây chuyền hiện đại và tập trung xử lý tốt vấn đề môi trường.  

Ảnh: Dây chuyền sản xuất nhà máy chế biến cao su tại tỉnh Sơn La

  Việc phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng và các tỉnh trong khu vực nói chung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện đa mục tiêu, vừa góp phần nâng cao độ che phủ rừng, vừa đảm bảo hệ sinh thái rừng, hạn chế tình trạng cháy rừng, lũ quét, lũ ống xảy ra. Cây cao su góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, là đòn bẩy trong công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của tỉnh. “Việc đầu tư hoàn thành, đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến cao su Sơn La thể hiện sự quyết tâm của tỉnh Sơn La và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định sự thành công của Tập đoàn khi đầu tư tại tỉnh” – ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La  khẳng định. Không chỉ có thu nhập từ khai thác mủ cao su, các công nhân ở đây có thêm thu nhập từ nghề nuôi ong dưới tán cao su, tạo ra các sản phẩm thiên nhiên như mật ong rừng, phấn hoa,… Có thể thấy, những hi vọng về cuộc sống ấm no hơn từ những cánh rừng cao su đang lan tỏa ở nhiều bản mường Tây Bắc.

– Hà zy  MRG –

  • 1
  • 2

Trụ sở chính:

Trong nước

Thành Phố Hồ Chí Minh- Văn phòng đại diện.

Xem thêm...

Đại diện tại tỉnh Bình Phước. 

  Ấp Quân Y, xã Tân Lợi, Đồng Phú, Bình Phước.

 

Đại diện tại tỉnh Bình Dương:

  Số 272, Lô 9, Chánh Phú Hòa, Bến Cát,Bình Dương.

 

 

Nước Ngoài

Italy- Văn phòng đại diện

Xem thêm...

Đài Loan- Văn phòng đại diện.

  Số nhà 12, ngõ 1182 , xóm 24 đường Trung Hoa, phường Đầu Phần, Huyện Miêu Lật TP Đầu Phần.

     Camphuchia- Văn phòng đại diện.

   E1 19CA, Phum Tuol Roka 1, Songkat Chakorngrekrom, Khan MeanChey, Phnom Penh.

THÔNG TIN


Nhập vào tài khoản Email của bạn để nhận được những tin tức mới nhất về sản phẩm của chúng tôi.

  • Hỗ trợ khách hàng

LIÊN KẾT


© 2017 All rights reserved. Privacy Policy